Hãy cùng Osuai tìm hiểu về Dùng rồi mới thấy công cụ chỉ là phụ, sản phẩm xấu đẹp dựa hoàn toàn vào kĩ năng
Xuất hiện từ lâu những các loại bút in 3D vẫn còn rất xa lạ với nhiều người vì nghĩ rằng chúng chắc đắt đỏ lắm. Thế nhưng hóa ra món này giờ đã rất rẻ, thường chỉ khoảng 250k – 400k là có full combo, lại được quảng cáo là “đồ chơi trẻ em kích thích sáng tạo”. Chúng tôi thì may mắn hơn vì “vớ” được một shop đang sale mạnh xuống còn chưa đến 150k mà vẫn có full bộ từ bút, phụ kiện cho tới 5 mét “mực”.

Bộ combo bút in 3D giá sale chỉ 150k mua trên mạng.
Cảm nhận đầu tiên về chiếc bút là trông rất… đồ chơi. Thân bút hầu hết là bằng nhựa, kích thước to vừa phải, nhìn qua không ai nghĩ lại có thể đun nóng được nhựa cả, nhưng mức nhiệt theo quảng cáo có thể lên tới hơn 200 độ C và chỉ cần cắm vào củ sạc điện thoại 5V/2A là dùng được.
Bộ phụ kiện đi kèm đầy đủ để dùng tiện hơn.
Chiếc bút có đến 5 nút điều khiển và màn hình LED nhỏ hiển thị nhiệt độ.
Đi kèm là bộ phụ kiện đơn giản gồm cáp sạc chân tròn, đế cắm bút và 2 bao ngón tay silicon. Bộ “mực” đi kèm chỉ có 3 màu cơ bản và mua được dễ dàng trên chợ mạng với giá khoảng 10 – 20k/mét. Link mua các bạn có thể tìm ở cuối bài nhé.
Cách dùng tưởng không dễ mà dễ không tưởng
Chỉ cần đọc và làm đúng theo hướng dẫn đi kèm là bạn có thể dùng được chiếc bút này. Đầu tiên là cắm điện, bấm giữ nút lên để khởi động bút. Sau khoảng 20 giây thì ruột bút sẽ nóng lên rồi bạn cần bấm nút xuống là bút sẽ kêu vo vo vì mô tơ bên trong hoạt động. Lúc này, đưa sợi mực vào là bút sẽ dần xả mực ra đầu còn lại để vẽ. Bạn cần lưu ý là mực vừa phun ra rất nóng nên phải đeo 2 chiếc bao ngón tay đi kèm vào mới vẽ được.

Mới dùng sẽ thấy rất khó hiểu, mực phun tùm lum khó điều khiển, tạo hình…

Sợi mực nhiều lúc dính ngược cả vào đầu bút.
Khi mới thử thì quả thật chúng tôi thấy món này đúng là “nhảm nhí”, chẳng thể nào in được ra những món đồ trông chuyên nghiệp xịn sò như ảnh quảng cáo. Thế nhưng, sau khoảng 10 phút nghịch ngợm thì cũng tạm hiểu cách hoạt động để mực phun ra theo đúng ý hơn.

Vẽ hình vuông 2D thôi đã khó rồi, hình 3D cần khá nhiều thời gian để thử đấy.
Đầu tiên là phải chỉnh nhiệt độ đun mực: Nếu để cao quá, khoảng 200 độ C thì mực phun ra sẽ bị “quắn quéo” và quá mềm, còn để thấp quá thì lại quá cứng, đều khó tạo hình hơn. Ngoài ra, còn phải điều chỉnh thanh trượt tốc độ nhả mực, và khi “vẽ” phải bấm nhả/ngừng mực một cách bài bản thì mới không làm hỏng thành phẩm.

Những thành phẩm đầu tiên của chúng tôi sau gần 1 tiếng “vẽ”…

Đưa cho anh bạn có kinh nghiệm hơn thì trông cũng “ra gì và này nọ”…


… nhưng vẫn chưa bằng các “nghệ nhân” trên mạng được. Ảnh: Internet.
Thành phẩm thế nào hoàn toàn phụ thuộc kỹ năng

Mua bút về chơi cũng khá vui, chỉ tội vẽ xấu lại thành xả rác nhựa ra môi trường. Tái chế chúng cũng được nhưng ở Việt Nam thì hoàn toàn không phổ biến. Bạn có thể tìm mua các loại mực in 3D làm bằng nhựa phân hủy sinh học với giá cao hơn.
Tựu chung là, nếu muốn mua món này về thử thì cần có chút kiên nhẫn, dần dần mới điều khiển bút điêu luyện được. Còn chất lượng và hiệu quả của món này, với cái giá 150k thì đúng là khó mà chê được gì.
Bút in 3D
Giá rẻ
Hoạt động đúng như quảng cáo
Có đủ phụ kiện cần thiết trong hộp
Cần nhiều thời gian làm quen
Tạo nhiều rác thải nhựa không đáng có
Nguồn: Dùng rồi mới thấy công cụ chỉ là phụ, sản phẩm xấu đẹp dựa hoàn toàn vào kĩ năng
Tags: Dùng rồi mới thấy công cụ chỉ là phụ, sản phẩm xấu đẹp dựa hoàn toàn vào kĩ năng, Dùng rồi mới thấy công cụ chỉ là phụ, sản phẩm xấu đẹp dựa hoàn toàn vào kĩ năng, Dùng rồi mới thấy công cụ chỉ là phụ, sản phẩm xấu đẹp dựa hoàn toàn vào kĩ năng
Bài viết cùng chủ đề
- Mãn nhãn với hàng loạt thiết bị nhà thông minh tại sự kiện Tuyệt Tác Công Nghệ 2021
- chính thức ra mắt toàn “hàng khủng” gia dụng, từ TV MICRO LED cho đến máy giặt AI
- Loại bỏ cửa gió, đây là cách Samsung “sáng tạo lại” chiếc điều hòa
- Màn hình AMOLED kích thước lớn, tích hợp cảm biến đo SpO2, pin 14 ngày, giá 1.49 triệu đồng